OLED – Cụm từ quen thuộc được nhắc đến rất nhiều trong thế giới công nghệ những năm gần đây. OLED vẫn luôn được ví von là công nghệ tương lai của các thế hệ tivi, tivi OLED thay thế dần cho các công nghệ ra đời trước đó như LCD hay LED. Cũng không còn xa lạ khi chúng ta ngày một thấy nhiều hơn những sản phẩm mang công nghệ màn hình OLED. Vậy thì thực sự công nghệ OLED là gì, có điều gì đặc biệt mà khiến nhiều người quan tâm đến như vậy?
Nội dung bài viết
1. Màn hình OLED là gì?
OLED là từ viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Diodes, tạm dịch nghĩa là điốt phát quang hữu cơ. Bao gồm lớp phát xạ điện quang có thể phát sáng khi có dòng điện.
Màn hình Organic Light Emitting Diodes phát sáng không chịu sự chi phối của đèn nền, cũng nhờ đó mà có sự cải tiến vượt bậc, giúp OLED phát sáng hiệu quả hơn LCD và cũng mỏng hơn rất nhiều.
Thậm chí, màn hình Organic Light Emitting Diodes cũng rất có tiềm năng phát triển khi có thể chế tạo theo kiểu dáng uốn cong hay cuộn, gập, trong suốt,…

2. Phân loại màn hình OLED
Công nghệ SMOLED và PLED
SMOLED (Small Molecule OLED) và PLED (Polymer LED) là 2 loại OLED đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Trong đó, kích thước phân tử của SMOLED nhỏ hơn so với kích thước của PLED.
Hiện nay, SMOLED tồn tại ở thể rắn vật lý. Nguyên lý tạo ra các điểm ảnh của SMOLED là sử dụng quá trình bay hơi lắng đọng trong môi trường chân không với sự hỗ trợ của hệ thống lắng đọng hơi hóa học. Sở dĩ như vậy là do SMOLED rất “kỵ” với không khí chứa oxygen và hơi ẩm. Bởi thế, trong quá trình sản xuất tấm nền OLED cần phải dùng tới những tấm film mỏng nhằm mục đích tạo thành hàng rào để ngăn chặn tình trạng oxygen hoặc hơi ẩm gây hư hỏng màn hình.
Theo khảo sát, SMOLED hiện nay đang được rất nhiều công ty điện tử lớn sử dụng, ví dụ như SAMSUNG, SONY, LG,…

So sánh Amoled và Pmoled
Màn hình OLED được chia làm 2 loại, đó là:
- Ma trận thụ động: Là loại ma trận có chứa PMOLED. Đối với loại ma trận này, điểm ảnh được tạo nên nhờ điểm giao của các giải anode và cathode của PMOLED xếp vuông góc nhau. Các điểm ảnh này có khả năng phát sáng. Dòng điện sẽ được cung cấp vào anode và cathode có chọn lọc để một số điểm ảnh mong muốn có thể phát sáng. Độ sáng của mỗi điểm ảnh sẽ khác nhau, phụ thuộc vào độ lớn dòng điện
- Ma trận chủ động: Loại màn hình này sử dụng AMOLED. Đối với loại màn hình OLED ma trận chỉ động, tại mỗi điểm ảnh sẽ có lớp TFT gắn với các tụ điện. Mục đích của việc này là để giúp điều khiển dòng điện chính xác tại điểm ảnh muốn phát sáng, đồng thời có thể lưu trữ lại dòng điện ở điểm ảnh đó để khi cần thiết có thể dễ dàng kích hoạt
Nếu so sánh hai loại này với nhau có thể thấy PMOLED kém hiệu quả và tối ưu hơn so với AMOLED vì nó tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Ngoài ra, PMOLED còn bị giới hạn độ phân giải, kích thước, việc điều khiển cũng chậm và kém chính xác hơn.
PMOLED chủ yếu được sử dụng để sản xuất các loại màn hình kích thước nhỏ, yêu cầu hiển thị thông tin đơn giản. Trong khi đó AMOLED thì được ứng dụng rộng rãi hơn.

3. Ưu và nhược điểm của công nghệ màn hình OLED
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi đến so sánh, tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Organic Light Emitting Diodes. Công nghệ màn hình phổ biến trên thị trường này đã mang đến những sáng tạo mới mẻ như thế nào?
Ưu điểm
- Giảm tiêu thụ điện năng: Vì màn hình Organic Light Emitting Diodes không cần mạch điện cũng như dòng điện để phát sáng đèn LED, vì thế mà giúp chúng ta tiết kiệm tối đa năng lượng. Trong khi đó, màn hình sử dụng công nghệ này cũng tạo ra màu đen nhờ đóng toàn bộ màn trập của các điểm ảnh.
- Mỏng, nhẹ và bền hơn: Nếu bạn hỏi điểm tuyệt vời của màn hình OLED là gì thì không thể bỏ qua yếu tố bền và nhẹ. Do lớp kính trên các màn hình được thay bằng nhựa, đảm bảo nhẹ mà vẫn bền, nên màn hình trở nên nhẹ hơn và không dễ với như màn hình LED.
- Cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời: Không thể phủ nhận rằng màn hình OLED cho chất lượng hình ảnh rất sống động, các gam màu có chiều sâu hơn, độ tương phản cao và góc nhìn rộng. Làm tăng chất lượng của hình ảnh, màu sắc đẹp và độ sắc nét cao

Nhược điểm
Nhược điểm của màn hình công nghệ Organic Light Emitting Diodes là gì? Mặc dù có những ưu điểm vượt trội song màn hình này vẫn có nhược điểm riêng và vẫn đang được các nhà sản xuất nghiên cứu để cải tiến, khắc phục. Nhược điểm của các màn hình OLED đó là:
- Do chi phí sản xuất cao nên những sản phẩm sử dụng màn hình Organic Light Emitting Diodes cũng có giá thành tương đối cao so với mặt bằng chung.
- Màn hình sử dụng công nghệ này có nhược điểm tương tự như màn hình amoled, chưa thật sự phù hợp để chúng ta có thể sử dụng tốt dưới trời nắng và môi trường ẩm thấp
- Có thể xuất hiện hiện tượng Burn in sau một thời gian sử dụng

4. Sự ra đời của màn hình OLED
Năm 1990, SONY bắt đầu nghiên cứu về màn hình OLED và 2004 đã cho ra đời sản phẩm đầu tay. Nhưng việc sản xuất bị tạm dừng do chi phí đắt đỏ. Đến năm 2017, họ mới cho ra mắt TV OLED A1E sau 10 năm tạm dừng. Tuy nhiên, hiện nay LG mới là nhà sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới, cung cấp khoảng 73% lượng tấm nền OLED cho các nhà sản xuất TV ở Trung Quốc hay Nhật Bản.
5. Màn hình OLED được trang bị cho thiết bị nào?
Ở thời điểm hiện tại, Organic Light Emitting Diodes đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó TV được sử dụng rộng rãi, cùng với di động, máy tính bảng, máy ảnh, laptop,….
OLED TV là gì? Tivi OLED là tivi sử dụng tấm nền Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát quang, khi có dòng điện chạy qua, mỗi điểm ảnh sẽ auto bật tắt độc lập.
Do sử dụng tấm nền diode hữu cơ nên oled tv kế thừa nhiều ưu điểm của chúng như: tivi siêu mỏng, hình ảnh hiển thị cực kì sống động và sắc nét, độ tương phản cao với nền đen tuyệt đối, tiết kiệm điện năng tiêu thụ và đặc biệt là có thể uốn cong.
Bên cạnh việc ứng dụng màn hình Organic Light Emitting Diodes vào thế hệ tv oled hiện đại thì nhà sản xuất cũng ứng dụng công nghệ oled vào các thiết bị di động.
Có một số hãng điện thoại lớn hiện nay đang sử dụng màn hình Organic Light Emitting Diodes cho các sản phẩm di động thông minh như SamSung, Apple hay các thương hiệu nổi tiếng khác: Dell, Xiaomi, Huawei, Google,….
>> Xem thêm: Cách tính inch màn hình

Nhìn chung, công nghệ OLED đang ngày càng phát triển và thay thế dần cho các công nghệ cũ. OLED cũng được người dùng đón nhận hết sức nhiệt tình và cho thấy tiềm năng phát triển ngày một xa hơn.
Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn tivi OLED là gì cũng như những ưu nhược điểm của một màn hình sử dụng công nghệ trên. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết chia sẻ về công nghệ tiếp theo.